Tìm hiểu về lễ mở cửa mả

Tiền Lộc Phát 8 Tháng Mười Hai, 2022 Chia sẻ 0
Mở cửa mả 1

Mở cửa mả đã trở thành một nghi lễ lâu đời của người Việt khi gia đình có người mất. Vậy lễ mở cửa mả là gì? có ý nghĩa ra sao? Cách thức cúng thế nào, cần lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Mở cửa mà là gì? Ý nghĩa của nó

Lễ mở cửa mả hay còn gọi là lễ cúng 3 ngày, lễ khai mộ, lễ tam chiêu. Lễ này được tiến hành sau khi người mất nhập quan 3 ngày. Vốn dĩ ở Việt Nam chúng ta không có lễ này nhưng du nhập từ Trung Quốc và nó được lưu truyền cho đến ngày nay ở nhiều vùng miền. Và nó trở thành nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong đám tang.

Người xưa quan niệm, người thân sau khi mất 3 ngày phải mở cửa mả để vong vồn được thăng nơi tịnh độ.Tuy sau 3 ngày vong hồn người chết đã dần hội lại nhưng vẫn chưa thể tỉnh táo để tìm đường siêu thoát vì đang ở dưới nhiều tầng mộ. Vì vậy phải làm lễ để vong hồn tìm được đường đi.

Nếu vong hồn người chết không siêu thoát sẽ phải đau khổ, chịu nhiều đày ải. Linh hồn chỉ có thể thanh quẩn bên mộ phận và không thể tiến vào luân hồi để đầu thai kiếp khác. Vì thế, nghi lễ là cách người thân bày tỏ yêu thương mong muốn cho người mất được an yên sang kiếp sau.

>> Những điều kiêng kỵ 49 ngày tang lễ

Mở cửa mả 1

Cách cúng lễ mở cửa mả

Lễ cúng mở cửa mả khá đơn giản, người thân có thể tự thực hiện chứ không cần phải mời tới thầy cúng. Bạn có thể chuẩn bị tuần tự các bước sau đây

Về lễ vật cần có:

  • 1 con gà con, 3 ống trúc, 1 cái thang nam 7 bậc, nữ 9 bâc (làm bằng bẹ chuối) đôi khi cần cả 1 cây lao hoặc cây mía
  • Hai bình hoa,  hai đĩa trái cây: 1 dùng cúng đất đai, 1 cúng vong.
  • 4 cây nến và 3 ống trúc dài vót nhọn 1 đầu để đựng muối, nước
  • 100 g các loại đậu, thẻ tre dài để làm  bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần.
  • Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh gồm trứng, thịt và tôm.
  • Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu.
  • Mười tám con chim để phóng sinh thay vì phóng sinh sinh gà.

Sau khi chuẩn bị lễ, chúng ta sẽ sắp mâm lễ và tiến hành cúng. Gia chủ sẽ thắp hương và khấn vái những vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người mất về nghe kinh. Các sư thầy sẽ tụng kinh.

>> Những tuổi nào phải tránh khi nhập quan

Lễ cúng mỗi nơi một khác. Một số nơi còn dùng 1 con gà sống buộc chân và dắt đi quanh mộ 3 vòng. Gà cất tiếng tượng trưng cho con cái gọi cho mẹ mình đã khuất. Một số người cho rằng chỉ khi nghe được tiếng gà gọi thì người đã mất mới hồi hồn tỉnh táo để chuyển kiếp được.

Trong mâm cúng các lễ vật được chuẩn bị đều có ý nghĩa riêng. Cây thang là để người chết leo ra khỏi huyệt mộ, gạo muối để họ ăn cho no dạ…. Cây mía lau tượng trưng cho cha mẹ gần xơ xác khó nhọc nuôi con, thẻ bùa dùng để tấn vong hồn, gà kêu gọi hồn.

Trong đạo phật, không có lễ này bởi phật quan niệm sau tang lễ linh hồn người chết đã được rước về nhà chứ không còn ở dưới mộ. Còn theo nho giáo thì việc mở cửa mộ cho vong hồn đi ra là không đúng. Đây đơn giản chỉ là buổi lễ để con cháu khóc thương bày tỏ tấm lòng với người đã chết mà thôi.

Mở cửa mả 2

Trên đây là những chia sẻ về lễ mở cửa mả của chúng tôi. Hi vọng bạn đã biết thêm được những thông tin thú vị, hiểu được ý nghĩa của từng nghi lễ trong đám tang người mất và tiến hành đám tang cho người thân thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965.559.661