Câu nói nam tả nữ hữu đã rất quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, chắc hẳn vẫn có nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Ý nghĩa của câu nói “Nam tả nữ hữu”
Tả có nghĩa là trái, hữu có nghĩa là phải. Vậy nguyên văn của câu hói này là Nam trái nữ phải. Nếu bạn lưu ý một tý thì sẽ thấy nguyên tắc này được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy nguồn gốc của nó từ đâu?
Được biết nguyên tắc này bắt nguồn từ người Trung Quốc, từ thuyết bàn cổ của người Trung Hoa mà thành. Theo cuốn “Ngũ vận lịch niên ký” thì mắt trái của Bàn cổ hóa thành thần mặt trời còn mắt phải hóa thành thần mặt trăng. Và từ đó trong dân gian lưu truyền câu nam tả nữ hữu.
Nó còn được giải thích theo cơ sở khoa học khi liên quan đến thuyết âm dương của Trung Quốc. Theo thuyết này, âm dương là 2 mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật và là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương tạo điều kiện cho nhau và là động lực của mọi vận động, phát triển. Mọi sự vật đều có âm dương và trong âm có dương, trong dương có âm…
Đàn ông là dương còn phụ nữ chính là âm. Tay dương bên trái còn tay âm bên phải. Đây cũng là một cơ sở cho câu nói nam tả nữ hữu. Bởi những ý nghĩa sâu xa đó nên quy tắc này được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Xem thêm: Nên đặt mộ đàn ông bên nào để chuẩn phong thủy?
Áp dụng nguyên tắc nam tả nữ hữu trong đời sống
Nguyên tắc này được áp dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống đến nỗi đôi khi chúng ta thấy nó như một lẽ tự nhiên mà quên mất thắc mắc vì sao lại thế. Cụ thể đó là:
Trong đời sống của vợ chồng
Trong đời sống của vợ chồng thì thường thường khi nằm ngủ người chồng sẽ nằm bên trái và vợ nằm bên phải. Với cách nằm này lúc ngủ hô hấp sẽ thông suốt hơn và việc tiêu hóa thức ăn cũng tốt hơn. Chồng nằm bên trái sẽ thoải mái hơn và người vợ cảm thấy mình được bảo vệ. Nếu nằm người lại sẽ khiến tim người đàn ông bị ép.
Ngay cả khi cưới, cô dâu chú rể bước vào lễ thành hôn thì chú rể cũng ở bên trái, cô dâu bên phải. Nếu vợ chồng không để ý thì người lớn sẽ nhắc nhở. Khi đứng ngược lại chúng ta sẽ cảm thấy rất mất tự nhiên.
Trên bài thờ
Việc để ảnh bàn thờ cũng theo quy tắc này. Trên bàn thờ ảnh ông sẽ nằm ở bên trái và ảnh thờ bà sẽ nằm bên phải theo hướng bàn thờ ra ngoài. Nếu đứng từ ngoài nhìn vào thì ngược lại ảnh ông sẽ bên phải, ảnh bà bên trái. Cách sắp đặt này được cho là đúng phong thủy âm dương và truyền thống dân tộc.
Sắp xếp mộ
Tương tự như xếp ảnh, khi sắp xếp mộ trong tổng thể thì chúng ta cũng sắp ông nằm bên trái, bà nằm bên phải. Theo ông bà xưa, nam bên trái tượng trưng cho thanh long, nữ bên phải tượng trưng cho bạch hổ.
Tranh mừng thọ
Nếu bạn chú ý trong bức tranh mừng thị thì thanh long và bạch hổ xuất hiện. Thanh long được cho là cuộc sống tốt đẹp và may mắn còn bạch hổ thì duy trì điều này lâu dài chắc chắn. Và chúng ta thấy bạch hổ nằm bên phải ngôi nhà và thấp hơn thanh long. Bởi bạch hổ khí thế lấn át thanh long sẽ mất cân bằng.
Ngoài ra thì nam tả nữ hữu cong được áp dụng nhiều trong cuộc sống như :
- Trong nghi lễ quốc gia: nước chủ nhà là dương nên nên quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia, thủ tướng đều ở vị trí bên trái, khách bên phải
- Nghi lễ hợp tác quốc gia, văn kiện, ký kết hợp đồng,…
Xem thêm: Vợ nằm bên trái hay phải của chồng?
Trên đây là ý nghĩa và những áp dụng câu tả nam hữu nữ vào cuộc sống. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Và đừng ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn nhé.