Trong tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam ta thì trong 100 ngày có tang phải kiêng kỵ nhiều điều và việc tính 100 ngày mất rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên không nhất thiết phải cần đến thầy cúng hoặc các chuyên gia phong thủy mà chỉ với một số lưu ý nhỏ bạn cũng có thể tự tính được 100 ngày mất. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tính 1000 ngày người mất và những phong tục liên quan đến việc cúng 100 ngày.
Lễ 100 ngày người mất là gì?
Ông bà ta thường cho rằng thời điểm 49 ngày là thời điểm mà người mất nhận ra rằng mình đã chết, thân thể không còn tồn tại ở chốn dương gian và lễ 100 ngày chính là nghi thức như một cách đưa tiễn của người thân giúp người mất dễ dàng siêu thoát, không còn lưu luyến chốn hồng trần, dễ dàng vãng sanh cực lạc hơn.
Sau khi người thân trút hơi thở cuối cùng, bạn cần ghi nhớ thời khắc này, tính ngày và làm lễ siêu thoát 100 ngày cho người mất. Cách tính 100 ngày người mất cũng rất đơn giản với các nghi thức cũng không quá cầu kỳ chỉ cần con cháu thật sự để cái tâm của mình vào đấy. Mâm cúng cũng có thể là các món chay hoặc món mặn tùy vào sở thích của người mất lúc còn ở thế gian.
>> Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày tang lễ
Vì tại thời điểm này, người mất vẫn còn rất lưu luyến gia đình, chưa thể buông bỏ được gánh nặng những người thân trong gia đình không nên khóc trong ngày này. Việc khóc lóc sẽ khiến linh hồn cảm thấy không yên lòng, khó siêu thoát.
Cách tính 100 ngày người mất chuẩn nhất
Cách tính 100 ngày người mất thật ra cũng rất đơn giản, chính những người thân trong gia đình cũng có thể tự tính mà không cần mời đến các chuyên gia phong thủy. Lễ 100 ngày cũng căn cứ vào ngày mà người mất qua đời chứ không cần lựa chọn ngày tốt hay xấu.
Để áp được cách tính 100 ngày người mất bạn cần phải ghi nhớ chính xác ngày mà người mất ngừng thở hoàn toàn, tim mạch đã ngưng hoạt động. Sau đó bạn hãy lấy ngày mất cộng thêm 100 ngày nữa là có thể thực hiện lễ cúng 100 ngày cho người thân đã mất.
Con cháu trong gia đình có thể vắng mặt vào lễ 49 ngày nhưng đến lễ 100 ngày mọi người cần nên có mặt đầy đủ, cùng dâng hương, cùng nhau ăn một bữa cơm để vong linh của người mất có thể cảm nhận được tình cảm của gia đình đồng thời có thể yên lòng mà đi về miền cực lạc.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà lễ 100 ngày người mất có thể được tổ chức đơn sơ hoặc long trọng. Không có bất cứ một quy chuẩn nào cho lễ 100 ngày mà cốt lõi vẫn là nằm ở tấm lòng của những người thân trong gia đình.
>> Nam tả nữ hữu là gì? Áp dụng ra sao trong cuộc sống
Chuẩn bị cúng 100 ngày người mất như thế nào ?
Bữa cơm cúng 100 ngày được xem là bữa cơm đoàn viên cuối cùng của người mất và người thân còn sống. Vì vậy bữa cơm này nên có sự có mặt của đông đủ thành viên. Vì chỉ mang tính chất là một bữa cơm nên mâm cúng 100 ngày có thể đơn giản như các mâm cơm bình thường của các gia đình Việt Nam ta.
Người thân có thể chuẩn bị thêm rượu thịt hoặc các món ăn yêu thích của người mất thuở còn sống. Trước khi dùng cơm, người thân trong gia đình sẽ dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường. Sau đó thắp hương gọi tên tuổi của người mất về ăn cơm với gia đình.
Thắp hương xong, bạn hãy dựng đôi đũa vào giữa bát cơm nếu có rượu thì rót thêm chung rượu. Sau khi khấn vái bày tỏ lòng thành kính thì có thể rót thêm một chén nước.
>> Những điều cần lưu ý khi ra mộ thắp hương
Nếu có thể gia đình có thể thỉnh các nhà sư đến để tụng kinh siêu độ cho người mất. Điều này đồng nghĩa với việc ánh sáng của Phật pháp sẽ soi đường chỉ lối cho người mất đi đúng hướng trên con đường xuống hoàng tuyền, không bị sa lối vào con đường xấu của cô hồn ngạ quỹ.
Sau khi đợi hương tàn, mọi người có thể cùng nhau ngồi xuống mâm cơm, dùng cơm và ôn lại những kỉ niệm của người thân qua đời. Nhiều người cho rằng cần có cách tính 100 ngày người mất chuẩn theo phong thủy tuy nhiên chỉ cần theo cách tính truyền thống của ông bà ta từ xa xưa và dành cho tình cảm cho người thân đã mất là đã có thể làm ấm lòng, an ủi cho vong linh người mất.