Với người Việt Nam, tổ chức lễ tang là một phần của sự tôn kính với nhiều bước để hoàn tất phần nghi lễ cuối của cuộc đời người thân. Phong tục liệm người chết cũng được thực hiện với nhiều nguyên tắc nhất định cùng nhiều điều tâm linh đi cùng. Vì thế, nếu có thể, bạn cũng nên tham khảo về vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp những điều cơ bản liên quan đến liệm người chết.
Phong tục khâm liệm người chết của người Việt là gì?
Phong tục khâm liệm người đã mất đã có rất từ lâu đời, đây là một việc làm cần có nhiều kinh nghiệm để thực hành, nhưng đa số người Việt đều muốn công đoạn khâm liệm do chính người nhà làm. Tùy theo mỗi địa phương công đoạn này sẽ có những thay đổi khác nhau để phù hợp với tập tục truyền thống.
Liệm mang nghĩa là bọc lại, gói thi thể người mất lại. Khâm liệm được thực hiện để quấn, bọc thi thể lại bằng vải, sau đó thêm trà, formol để có thể bảo quản xác trong khoảng thời gian ngắn.
Phong tục này được thực hiện với phần chăn quấn được thay đổi với những người theo các tôn giáo khác nhau. Những ai không theo tôn giáo dùng vải thường hoặc những loại vải cao cấp để thực hiện.
Trường hợp nhà bạn không biết cách thực hiện công đoạn này, có thể nhờ dịch vụ tang lễ, họ sẽ làm trọn gói để phần tang lễ được diễn ra đúng ngày giờ.
>> Những kiêng kỵ khi hạ huyệt bắt buộc phải biết tránh họa lớn
Cách tiến hành liệm người chết
Đầu tiên, bạn cần tìm người chọn được ngày giờ tiến hành, sau đó mới bắt đầu các bước liệm người chết.
- Khi nhà có tang lễ, tùy vào tôn giáo mà họ theo có thể mời người trong tôn giáo để xem xét ngày giờ để tiến hành nghi lễ khâm liệm. Trường hợp bạn không theo tôn giáo, có thể mời người hiểu biết về nghi lễ này để lấy ngày giờ hợp lý.
- Tiến hành khâm liệm người mất: Lau sạch cơ thể người mất bằng nước ấm, mặc đồ đầy đủ, hóa trang cho người mất để giữ được dáng vẻ tươi đẹp nhất lần cuối.
- Đặt thi thể lên tấm vải, thêm đai vải ở các vị trí bắp chân, mông, vai để có thể dễ dàng đưa vào bên trong quan tài.
- Phần bọc vải có thể để lộ mặt người mất để người thân có thể nhìn mặt lần cuối
- Các phần như quần áo gấp để theo vào bên trong quan tài có thể tùy nơi thực hiện hay không thực hiện.
- Thêm các phần trà, formol để đợi đến ngày lành thực hiện việc chôn cất. Trà khô có thể hạn chế được mùi từ thi thể đã mất
Sau khi hoàn thành công đoạn này, gia đình có thể bắt đầu phát tang, cáo phó cho mọi người xung quanh, bạn bè, họ hàng đến viếng.
>> Trùng tuổi với người chết phải làm sao?
Những vấn đề tâm linh cần chú ý khi tiến hành liệm người chết
Với người Việt, khi nói đến tang lễ, chắc chắn sẽ có những vấn đề kiêng kỵ liên quan đến tâm linh. Bạn có thể không tin vào những vấn đề này, nhưng khi liên quan đến người đã mất, ít nhất bạn hãy xem như đó là phần phong tục cần thực hiện. Dân gian có câu, “có kiêng có lành” vì thế đối với những việc cần kiêng kỵ, chúng ta cứ thực hiện như phần tôn trọng cuối cùng cho người mất.
- Không để nước mắt rơi vào thi thể: Nỗi buồn khi gia đình có tang gia luôn hiện diện, nhưng khi liệm người chết, hãy cố gắng tiết chế việc khóc lúc khâm liệm để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Quan niệm dân gian cho rằng, nước mắt thể hiện sự luyến tiếc của người thân nơi cõi trần, và khi chúng rơi vào thi thể, người mất sẽ cảm nhận được sự đau buồn và không thể siêu thoát, khó có thể đi đầu thai. Một số quan niệm khác cho rằng, rơi nước mắt vào thi thể sẽ khiến thi thể dễ bị quỷ nhập tràng, hoặc mang đến vận xui cho gia đình như làm ăn không tốt…. Dù với ý nghĩa thế nào, hãy cố gắng kiềm chế việc này trong lúc tiến hành nghi lễ khâm liệm.
- Không để chó mèo lại gần khi liệm người chết: Quan niệm này được truyền từ đời này sang đời khác, bởi người xưa cho rằng, động vật như chó mèo, nhất là mèo đen nhảy ngang thi thể sẽ khiến người mất bật dậy. Dù khoa học đã có cách lý giải phù hợp, nhưng những vấn đề liên quan tâm linh vẫn nên thực hiện.
- Những người nên tránh mặt trong lúc tiến hành liệm người chết: Đây là một phần kiêng kỵ mà người xưa tin tưởng nhất. Những người mang thai, kỵ tuổi với người mất hoàn toàn không nên có mặt trong lúc khâm liệm. Mặc dù, ý nghĩa khâm liệm mang đến là để con cháu có thể gặp mặt người thân lần cuối, điều đó tốt. Nhưng những người cần tránh mặt cũng nên tuân theo. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ, những người già yếu cũng nên tránh ở gần thi thể, dân gian cho rằng hơi lạnh từ người đã mất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mỗi nơi đều có những kiêng kỵ khác nhau, việc tuân theo cũng không quá khó chịu vào những ngày có lễ tang. Vì thế, bạn cần để ý những phần này để tránh phạm phải nhé.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phong tục liệm người chết. Bất kỳ lễ tang nào cũng cần có những bước thực hiện đầy đủ các nghi lễ. Tùy theo vùng miền, những nghi thức dành cho người đã mất sẽ có sự thay đổi để phù hợp với truyền thống. Mong rằng sau bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức về những phong tục, tập quán liên quan đến tang lễ dành cho người đã khuất.