Để làm ra những sản phẩm từ đá các nghệ nhân đã phải tốn nhiều tâm huyết công sức. Và không có chuyện tay không bắt giặc đâu, họ phải sử dụng các trang thiết bị làm đá để hỗ trợ đấy. Nếu bạn muốn biết đó là những dụng cụ nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Đôi nét về nghề làm đá mỹ nghệ
Làm đá mỹ nghệ là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời ở nước ta. Nghề làm đá mỹ nghệ hay còn được gọi là điêu khắc mỹ nghệ đang ngày càng phát triển bởi nhu cầu của thị trường rất lớn.
Để làm được những sản phẩm mà chúng ta thấy bày bán trên thị trường cần có bàn tay tài hoa của những người thợ, óc sáng tạo nghệ thuật của họ và không thể thiếu sự hỗ trợ của trang thiết bị làm đá.
Các làng nghề đá có nhiều trên khắp cả nước. Để thuận lợi trong khâu chuẩn bị nguyên liệu hầu như các làng nghề đều ở gần các mỏ đá. Người ta phải rất tỉ mỉ để chọn được những khối đá phù hợp sau đó thiết kế, chạm khắc và hoàn thiện các các sản phẩm.
Ngay nay, chúng ta bắt gặp nhiều sản phẩm đá mỹ nghệ như tượng phật, quan âm, tượng con vật, đồ dùng hàng ngày: bàn ghế đá, cối đá, đồ trang trí bằng đá. Các sản phẩm, công trình tâm linh như lăng mộ đá, đồ thờ đá….
Trang thiết bị làm đá mỹ nghệ cần thiết
Nếu trước kia để làm đá, người ta sử dụng chủ yếu các dụng cụ thủ công, thô sơ thì này nay đã có thêm sự hỗ trợ của máy móc cơ giới. Sự kết hợp giữa 2 loại này đã giúp đẩy nhanh quá trình hoàn thiện sản phẩm nhưng vẫn giữ được nét văn hóa, hồn cốt của những sản phẩm mỹ nghệ truyền thống.
>> Ứng dụng của đá mỹ nghệ tự nhiên trong đời sống
Dụng cụ thủ công
Từ xa xưa để làm ra những sản phẩm từ đá các nghệ nhân đã phải dùng các dụng cụ phổ thông tu : búa, tạ, xà beng, mũi, con vọt, con chạm, đục, cưa, thước….. Mỗi dụng cụ dùng cho một công đoạn khác nhau. Những dụng cụ này hết sức quen thuộc với chúng ta.
Để bóc tách lớp đá người thợ phải dụng đến con vọt, con chạm. Để phác thảo phải dùng đến đục. Để tạo ra các chi tiết nhỏ thì phải dùng đến mũi. Trong nghề chế tác có nhiều loại mũi khác nhau như. Để chặt góc cạnh vuông hay các đường thẳng thì dùng tới mũi bạt. Để chế tác các chi tiết gồ ghề dùng đến mũi ve, còn để tạo các đường trong, đường cong thì dùng mũi ngô.
Trong các công đoạn chúng ta còn cần dùng thêm cưa, thước hay khoan. Với những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao thì người thợ chủ yếu sử dụng các dụng cụ thủ công. Tuy tốn, nhiều thời gian nhưng những dụng cụ này mang đến độ tinh xảo nhất định.
Các loại máy cơ giới
Để tăng khối lượng, năng suất và giảm bớt sức lao động thì máy móc phục vụ công về làm nghề đá cũng ra đời. Một số máy phổ biến có thể kể đến như: máy cắt, máy tiện, máy khoan, máy mài …
Sự có mặt của những loại máy này đã giúp người nghệ nhân tiết kiệm thời gian và công sức. Những sản phẩm này giúp quá trình sản xuất nhanh chóng hơn đồng thời cũng giúp các sản phẩm đồng đều về mẫu mã hơn. Việc áp dụng hài hòa giữa hai loại trang thiết bị làm đá này thực sự có ý nghĩa quan trọng với các làng nghề.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề làm đá mỹ nghệ cũng như những dụng cụ gắp liền với người thợ. Qua đó chúng ta cũng biết trân quý hơn những sản phẩm được làm từ đá. Nó là công sức, mồ hôi, tâm huyết của những người thợ yêu nghề.