Lễ tang hay đám tang là một trong những phong tục của người Việt Nam từ xa xưa, bao gồm nhiều quy trình của người sống thực hiện đối với người đã mất. Lễ tang được tổ chức dựa trên tập quán riêng của mỗi vùng miền, dân tộc sẽ có điểm giống và khác nhau. Bên cạnh các nghi thức tang lễ theo Phật giáo, các gia đình theo đạo công giáo cũng có một số nét riêng biệt trong việc đưa tiễn người đã khuất. Vậy lễ đám tang công giáo được diễn ra như nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Trong nghi thức cầu nguyện đối với lễ đám tang công giáo, vào thời điểm người sắp lâm chung hấp hối thì người thân trong gia đình phải tiến hành xức dầu quanh giường nằm giúp tinh thần người sắp mất được thanh thản,nhẹ nhàng và yên tâm ra đi, bên cạnh đó cũng thực hiện nghi thức đọc kinh cầu nguyện nhằm đem lại sự bình an cho họ. Sau khi mất, theo quy ước nam thất hồi, nữ cửu hồi, nhà thờ công giáo sẽ gióng chuông thông báo tin buồn đến bạn bè, gia đình gần xa.
>> Cách tính âm trạch cho người mất
Nghi thức khi người thân mới mất
- Thực hiện nghi thức tắm rửa, vệ sinh cho người đã mất, có thể dùng rượu hoặc trà để vệ sinh nhẹ nhàng, bên cạnh đó móng tay, móng chân cũng cắt gọn gang cho vào khăn và bỏ vào quan tài, thay trang phục cho người mất bằng đồ thánh.
- Đặt thi thể người mất hướng nhìn ra cửa tại nơi khô ráo, đủ ánh sáng và sạch sẽ, có thể đặt ở gian nhà trước với bốn góc tường được tẩm dầu hôi.
- Sau đó, gia đình liên hệ Cha xứ chọn ngày giờ để thực hiện các nghi thức và Thánh lễ an tang.
Nghi thức nhập liệm
Lễ đám tang công giáo chủ yếu chỉ đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người đã mất sớm về với chúa trời. Thời gian cho nghi thức nhập liệm sẽ do gia đình quyết định, trước khi Cha xứ đến làm lễ thì bà con giáo dẫn sẽ đọc kinh và hát thánh ca, tiếp đó Cha xứ sẽ tiến hành vẩy nước thánh lên người mất. Sau nghi thức nhập liệm, gia đình mới bắt đầu mặc áo tang và chuẩn bị bàn thờ cho người đã mất. Bàn thờ người công giáo khá đơn giản chỉ gồm di ảnh, bát hương, bảng tên của người mất, nến và một bình hoa huệ trắng.
Nghi thức động quan
Gia đình, người thân tiến hành đọc kinh quanh quan tài người mất, sau đó làm lễ bái quan, lúc này gia đình sẽ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan.
Nghi thức di quan
Trong lễ đám tang công giáo đây là nghi thức cuối cùng cần thực hiện, được xem là nghi lễ đưa người mất đoạn đường cuối. Cha xứ sẽ thực hiện việc Phục vụ thánh thể trước. Trong quá trình di quan, ba người đàn ông, 1 người cầm cây trượng đài có hình thánh giá, 2 người đi hai bên cầm cây trượng đài gắn nến hoặc đèn dầu dẫn đoàn; sau đó là người cầm cờ tang màu tím hoặc đen, kèn trống. Sau đó sẽ là người cầm lư hương, người cầm di ảnh và áo quan, cuối cùng là đoàn người đưa tiễn gồm con cháu, người than và hàng xóm.
Chú ý: Khi di quan ra khỏi nhà, đoàn tháp tùng sẽ quay đầu lạy 3 lần từ biệt.
Tìm hiểu thêm về đặc điểm và ý nghĩa của lăng mộ đá công giáo
Một số lưu ý khi tổ chức lễ đám tang công giáo
Lễ đám tang công giáo thể hiện nét văn hóa của cộng đồng người theo đạo, tuy nhiên, việc tổ chức lễ tang cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Tang lễ tổ chức đơn giản, không cầu kỳ, không tổ chức tiệc linh đình, gia đình và khách đến tham dự cần chú ý hạn chế việc khóc lóc khi thực hiện các nghi lễ.
- Khách đến dự lễ tang nên trang nghiêm, ăn mặc lịch sự, phù hợp thể hiện lòng thành chia buồn cùng gia đình người mất. Khi đọc kinh cầu nguyện cho người mất nên thể hiện thái độ nghiêm túc.
Như vậy, lễ đám tang công giáo về mặt tổ chức không quá cầu kỳ nhưng cũng có nhiều nghi thức khác nhau thể hiện nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng người theo đạo. Hy vọng thông qua bài viết này, gia đình có thể tổ chức lễ đám tang công giáo một cách chỉn chu, suôn sẻ.