Lăng mộ là công trình tâm linh có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi thế chúng ta thường chú ý từng chi tiết nhỏ. Vậy với chữ ghi trên lăng mộ thì sao? chúng ta cần quan tâm lưu ý những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.
Các loại chữ ghi trên lăng mộ
Hầu hết chúng ta khi nhắc đến chữ trên lăng mộ thường chỉ nhớ đến chữ trên bia mộ. Tuy nhiên, thực tế nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy ở một số nơi khác như lăng thờ, cũng sẽ có chữ, hay cột đá cũng có câu đối.
Trên khu lăng mộ chúng ra sẽ ghi 3 loại chữ: thứ nhất là câu đối, thứ 2 là chữ trên bia mộ và thứ 3 là chữ trên lăng thờ. 3 loại chữ này có thể khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn lên đều được.
Tuy nhiên, đối với mỗi vị trí thì nội dung thông tin khác nhau và cũng có những lưu ý riêng. Vì đây là chi tiết khá nhỏ nên nhiều người không chú ý. Nhưng đối với các công trình tâm linh thì “cẩn tắc vô áy náy” nên chúng ta vẫn phải tìm hiểu và nắm rõ.
Những điều cần lưu ý khi viết chữ trên lăng mộ
Trước tiên chúng ta sẽ nói về chữ trên lăng thờ hay còn gọi là Long Đình. Bộ phận này xuất hiện ở cuối khuôn viên khu lăng mộ. Đây là nơi thờ cúng giống như nhà thờ họ của người sống. Nơi này để những người đã khuất tập trung khi dòng họ có việc lớn.
Tại lăng thờ chúng ta có thể ghi câu đối hai bên. Trên nóc thường ghi các câu như Trần gia chi mộ” – “Nguyễn gia chi mộ” – Vạn cổ anh linh (muôn đời linh thiêng) – Nước hữu nguyên (nước có nguồn) hoặc gia chủ có thể ghi những thông tin năm xây dựng như “mậu tuất 2001…).
Về câu đối một số nơi có ghi câu đối tiếng Hán, tiếng Trung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng câu đối dạng này nhiều khi con cháu không đọc được và mất đi ý nghĩa răn đe, giáo dục. Vì thế tốt nhất chúng ta nên ghi song ngữ. Về nội dung câu đối có rất nhiều các bạn có thể tham khảo và lựa chọn những câu mà mình tâm đắc nhất.
Ngoài ra, câu đối cũng được ghi ở các cột đá, cổng đá. Nội dung ý nghĩa tốt đẹp về tưởng nhớ đến công sinh thành dưỡng dục, ca ngợi công đức tổ tiên, khắc ghi truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc. Dưới đây là một số câu đối để chúng ta tham khảo.
“Tổ tông công đức còn thơm dấu – Cháu thảo con hiền sáng mãi gương”
“Nhờ thọ đức ông cha đã dựng – Đạo tôn thần con cháu đừng quên”
“Công cha ngàn đời tâm tưởng mãi – Nghĩa mẹ muôn thuở nhớ thương hoài”
“Công cha nghĩa mẹ cao vời – Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta”
“Vời vợi non cao ơn dưỡng dục – Mênh mông biển rộng đức sinh thành”
“Nuôi con chẳng chi thân – Bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn”
“Phúc địa tâm điền nghi mỹ quả – Hiếu tôn hiếu tử tức danh hoa”
Với bia mộ đây là nơi mà thông tin của người đã mất được tổng hợp đầy đủ nhất. Tuy nhiên, ghi phải đúng thứ tự, đúng câu từ và chính xác thông tin.
Đầu tiên là phải ghi vai vế: ông, bà hay cụ ông, cụ bà sau đó là họ tên người đã mất. Nhớ không được viết tắt, không việc nghiêng hay bay lượn và viết hoa nghiêm chỉnh.
Tiếp theo là ngày tháng năm sinh / năm mất có thể viết cả âm lịch và dương dịch. Sau đó là hưởng thọ/hưởng dương. Với người già chúng ta ghi hưởng thọ, người trẻ ghi hưởng dương. Và tiếp đến là quê quán.
Chúng ta, cũng có thể ghi thêm chức danh hay những dòng như như Mậu tuất 2021… và một số hoa văn.
Trên đây là những lưu ý về ghi chữ trên lăng mộ để mọi người lưu ý khi xây dựng công trình tâm linh này. Nếu cầu cung cấp thêm thông tin chi tiết bạn đừng ngại liên hệ với chúng tôi.
Xem thêm: Những lưu ý khi xây sửa mộ