Trong đám tang người chết thì lễ hạ huyệt rất quan trọng. Vậy, trong lễ này chúng ta cần tiến hành những nghi lễ gì và có những kiêng kỵ ra sao. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Những nghi lễ cần tiến hành trong lễ hạ huyệt
Lễ hạ huyệt tức là nghi lễ chúng ta tiến hành để hạ đưa linh cửu xuống huyệt đạo. Lễ hạ huyệt được bắt đầu khi linh cửu của người đã mất được đưa đến khu vực an táng và chuẩn bị các thủ tục chôn cất. Đây là giai đoạn cuối cùng của tang lễ khi gia đình đưa xác người thân xuống lòng đất.
Khi người mất chúng ta phải tiến hành tìm nơi chôn cất tốt lành đẹp đẽ. Mảnh đất để chôn cất người mất ảnh hưởng rất lớn đến sự an nghỉ của họ và sức khỏe, tài lộc của người đang sống nên được chọn lựa vị thế đẹp, đất sạch. Huyệt cần được đào theo hướng thầy địa chí chỉ bảo để thuận âm dương đôi đường.
Giờ hạ huyệt cũng rất quan trọng nên chúng ta phải xem xét kỹ tránh những giờ xấu sẽ gây ra nhiều hệ quả. Việc coi giờ tốt nhất cũng nên nhờ thầy phong thủy tư vấn đề được an tâm.
Trước khi làm lễ hạ huyệt, chúng ta làm làm lễ để cúng nhằm xin phép Thổ thần cho người mất được an táng tại đây. Lễ cúng thổ thần cần chuẩn bị trầu, rượu, vàng, hương và đĩa xôi, thủ lợn hoặc chân giò, gà hoặc ít nhất cũng cần cơi trầu, bầu rượu.
Tiến hành xong lễ cúng Thổ thần thì linh cửu được hạ. Hạ đúng giờ và đúng hướng. Khi hạ huyệt có nơi là cờ minh tinh được trải trên linh cửu nhưng cũng có nơi được đem ra hướng bắc đốt.
Nhiều nơi khi tiến hành lễ hạ huyệt người ta sẽ đọc điếu văn. Bài điếu văn để tỏ lòng thương kính người đã mất trước khi đưa họ về lòng đất. Mọi người tham dự lễ tang cùng nhau cầm nắm đất bỏ xuống huyệt để mong người đã mất an nghỉ.
Đám tang phật tử phải có tăng ni tụng niệm. Khi đã lấp đất thì những phật tử đi chùa cùng mỗi người một cây nhang đi quanh mộ tụng kinh niệm phật cầu mong linh hồn người chết được đến miền cực lạc.
Sau khi huyệt đã lấp thành mộ, hoa tươi sẽ được để lại mộ, những đồ phúng điếu khác sẽ được đem về treo lên chung quanh bàn thờ. Người nhà khi đi về thì không được quay đầu lại.
>> Những kiêng kỵ khi hạ huyệt bắt buộc phải biết tránh họa lớn
Những kiêng kỵ cần biết trong lễ hạ huyệt
Là nghi lễ quan trọng nên trong lễ hạ huyệt ông cha ta thường kiêng kỵ nhiều thứ. Dù là người viếng tang hay người nhà cũng nên biết để tuân thủ:
Với gia đình có tang lễ
- Linh cữu cần được chuyển nhẹ nhàng, đi chậm để người mất có giấc ngủ vĩnh hằng không bị kinh động
- Khi ra về nên đi một mạch về nhà không nên quay đầu lại sẽ sinh ra lưu luyến
- Không nên để chó mèo đến gần cũng đừng để nước mắt rơi vào linh cửu.
- Nên tống táng cả những món đồ mà người mất hay dùng cùng, không nên dùng đồ của người đã mất cho người sống sử dụng
- Những người thân trong gia đình nếu hợp tuổi, kỵ tuổi thì không nên tham dự lễ hạ huyệt
Với người đi viếng tang
- Khi đi đám tang không nên mặc quần áo lòe loẹt, chỉ nên mặc đồ đen trắng hoặc đồ trung tính, tối màu để phù hợp với không khí tang gia
- Thái độ khi đi đám tang nên thành kính phân ưu, tránh cười nói, chỉ trò, phán xét hoặc có hành động bất kính
- Hạn chế việc chụp ảnh. Nếu gia đình người mất cần họ sẽ tự sắp xếp, nhờ vả.
- Khi đi tang về nên xông bằng vỏ bưởi, bồ kết trước khi vào nhà để xua đi ám khí.
Trên đây là toàn bộ những điều liên quan đến lễ hạ huyệt. Hi vọng chúng hữu ích cho bạn để chúng ta có thể áp dụng khi gia đình có tang gia.
Xem thêm: Cách lựa chọn mồ mả được huyệt