Chạp mả là gì? Ý nghĩa của nó

Tiền Lộc Phát 7 Tháng Mười Hai, 2022 Chia sẻ 0
Chạp mả 1

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới khái niệm chạp mả? Vậy chạp mả là gì nó có ý nghĩa ra sao? Vì sao người dân Việt Nam lại coi trọng ngày này đến thế. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Chạp mả là gì?

Chạp mả hay còn gọi là tảo mộ. Thường người Huế hay gọi tảo mộ là chạp mả. Đây thực ra là hành động con cháu viếng thăm, vệ sinh lăng mộ thắp nén nhang cho người đã khuất tỏ lòng thành kính.

Tháng 12, dân gian thường gọi là tháng chạp. Đây là thời điểm cuối năm rất nhiều gia đình dòng họ chọn làm lễ chạp mả. Những ngày này con cháu dù có đi xa, bận trăm công ngàn việc cũng sẽ sắp xếp để về nhà, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho lễ chạp mả. Kể cả những người làm ăn xa, trên mọi miền đất nước cũng sẽ khăn gói về quê dự lễ.

Con cháu tụ họp đông đủ, cùng tổ chức làm vệ sinh mồ mả, tổ tiên ông bà thuộc nghĩa trang dòng họ của mình. Sau đó, tất cả cùng thắp nén nhang lên phần mộ. Hành động này để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên.

Nó cũng là lời cầu mong gửi tới những người đã mất. Mong họ được ngậm cười nơi suối vàng và phù hộ độ trì cho con cháu, những người đang sống được khỏe mạnh, làm ăn khấm khá, mọi người trong dòng tộc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

>> Những điều cần lưu ý khi ra mộ thắp hương

Sau phần thắp hương ở mộ và hành lễ dâng hương tại dòng tộc là phần tiệc. Đây là dịp để cho cháu trong họ hàng gặp mặt, nhận mặt nhau và ôn lại tình cảm, thắt chặt đoàn kết

Chạp mả 1
Chạp mả thường diễn ra vào cuối năm âm lịch

>> Hoa nở trên mộ là tốt hay xấu

Ý nghĩa của chạp mả

Đã từ rất lâu, chạp mả trở thành một ngày quan trọng của người dân Việt trên mọi miền đất nước. Từ khoảng cuối tháng 11 âm cho đến tháng 12 âm, hoạt động này diễn ra náo nhiệt khắp nơi. Nó trở thành một nét đẹp văn hóa đại diện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.

Biết họ biết hàng chính là ý nghĩa sâu sắc nhất của ngày lễ chạp mả ở Việt Nam. Một dòng họ có rất nhiều thế hệ sinh sống ở khắp mọi nơi mà nhiều khi họ không biết tới nhau. Vì thế, ngày lễ này cũng là dịp họ hàng tụ hội để gặp gỡ nhau. Các bậc cao niên sẽ phân giải rõ ràng lại cho con cháu nội ngoại tường tận. Từ đó tình cảm anh em họ hàng được thắt chặt.

Lễ này tuy không có ngày cố định và tùy vào từng vùng sẽ có những ngày riêng những yêu cầu riêng. Có nơi lễ kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Ví dụ ở miền Trung, những họ tộc lớn thường chia làm nhiều phái, nhiều chi. Đến mùa chạp mả con cháu phải đi thăm mộ từ đời tiền hiền trở xuống đến các vị sinh ra ông đầu phái rồi về làm lễ nhà thờ. Ngày thứ 2 công việc của từng phái, ngày thứ 3 đến từng chi, nhánh và cuối cùng là việc nội bộ gia đình.

Lễ tảo mộ không đơn giản là quét dọn mồ mả đây cũng không phải là lễ thanh minh hay hội đạp mộ mà là một mùa hội tâm linh, hội đền ơn đáp nghĩa. Nó cũng mang ý nghĩa giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ biết nhớ về dòng tộc, cội nguồn biết ơn những bậc tổ tiên sinh thành.

Chạp mả 2

Giờ thì bạn đã biết lễ chạp mà là gì cũng như hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Trên mọi miền đất nước nó diễn ra đều khắp và tự nhiên. Ngày lễ không mang tính chất mê tín cũng không phải phô trương mà nó là một nét đẹp, một ngày lễ để tưởng nhớ biết ơn người đã khuất và tụ họp con cháu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965.559.661